Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Tuần lễ Cấp cao APEC 2023: Kết nối, đổi mới để kiến tạo tương lai bền vững
Tâm điểm chú ý của dư luận tuần này là Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 diễn ra tại San Francisco, Hoa Kỳ từ 11 - 17/11/2023.
Với nhiều hoạt động; trong đó, tâm điểm là Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 30 diễn ra ngày 17/11/2023, Tuần lễ cấp cao APEC năm nay tập trung thảo luận để cùng hướng tới mục tiêu: “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người”- như chủ đề nước chủ nhà Mỹ đưa ra.

“Kết nối”, “Đổi mới” và “Bao trùm” để các nền kinh tế APEC kiên cường hơn

Đây là 3 trọng tâm, ưu tiên sẽ được bàn luận tại Tuần lễ cấp cao APEC lần này. Cụ thể, trong khuôn khổ Tuần lễ, Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (HNCC) lần thứ 30 sẽ thảo luận về chủ đề “Kết nối và Các nền kinh tế tự cường và bao trùm”; Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế (HNBT) lần thứ 34 gồm các phiên họp với chủ đề về “Xây dựng khu vực tự cường và kết nối để tăng cường thịnh vượng kinh tế bao trùm” và “Kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo vì tương lai bền vững và Bảo đảm tương lai bình đẳng và bao trùm cho tất cả mọi người”; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính lần thứ 30 gồm các phiên họp tập trung vào “Tình hình Tài chính và Kinh tế thế giới và khu vực”, “Mô hình kinh tế trọng cung hiện đại”, “Tài chính bền vững” và “Tài sản số”.

Cũng từ chủ đề chung: “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người” (Creating a Resilient and Sustainable Future for All), các đại biểu tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tập trung thảo luận về các vấn đề kinh tế như phát triển bền vững, số hóa, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và sức khỏe, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững và bao trùm; củng cố các mối quan hệ kinh tế và tăng tính tự cường của chuỗi cung ứng, thúc đẩy Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF)...

Một sự kiện đáng chú ý bên lề Hội nghị cấp cao APEC là cuộc hội đàm dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày 15/11. Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trong một năm qua. Hai nhà lãnh đạo được cho là nhiều khả năng sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, như: hướng đi chiến lược của mối quan hệ song phương, tầm quan trọng của việc khôi phục đối thoại quân sự song phương, cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc xung đột Israel - Gaza…

Đặc biệt, theo nước chủ nhà Hoa Kỳ, mục tiêu của Tuần lễ cấp cao năm nay là cố gắng làm cho các nền kinh tế APEC trở nên kiên cường hơn, đặc biệt khi đối mặt với các vấn đề khí hậu ngày càng gia tăng và sau một đại dịch toàn cầu khiến hàng triệu người thiệt mạng và làm căng thẳng chuỗi cung ứng. Các chủ đề trên được lựa chọn và ưu tiên là bởi đó là những vấn đề hết sức thiết thực mà các thành viên APEC và các bên liên quan đang hết sức quan tâm.

Trước thềm Tuần lễ cấp cao năm nay, Hoa Kỳ đã làm việc với các đối tác APEC để phát triển một bộ nguyên tắc chung, nhằm thúc đẩy hợp tác mang tính bền vững và bao trùm, đồng thời bảo đảm các nền kinh tế APEC tiếp tục phát triển và thực hiện chính sách thương mại của mỗi thành viên. Còn theo nhìn nhận của giới quan sát, chủ đề và các ưu tiên do Mỹ đề xuất về cơ bản là sự tiếp nối những chủ đề và ưu tiên của các chủ nhà APEC những năm gần đây.

Việt Nam cùng hợp tác, hành động vì sự phát triển bền vững của khu vực

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC năm 1998, như nhìn nhận của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, quyết định gia nhập APEC năm 1998 là một quyết định chiến lược trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặt nền tảng cho hội nhập toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như của khu vực.

25 năm qua, cũng theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, Việt Nam đã đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hợp tác, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC, trong đó 3 dấu ấn nổi bật nhất là: Thứ nhất, Việt Nam là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần được các thành viên tín nhiệm ủng hộ đảm nhiệm vai trò chủ nhà các năm APEC vào các năm 2006 và 2017. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, hai Hội nghị Cấp cao APEC Hà Nội năm 2006 và Đà Nẵng năm 2017 đều được đánh giá hết sức thành công, đạt những kết quả quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với Diễn đàn APEC cũng như hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại năm APEC 2006, chúng ta đã ghi dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội.

Thứ hai, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến, dự án hợp tác, với gần 150 dự án. Các sáng kiến, dự án này một mặt thúc đẩy hợp tác APEC phù hợp với quan tâm và lợi ích của các thành viên, đồng thời phục vụ hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Thứ ba, chúng ta đã khẳng định vai trò điều hành, thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác của APEC thông qua đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các cơ chế của Diễn đàn. Nổi bật là vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC, Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều ủy ban, nhóm công tác quan trọng của Diễn đàn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đóng góp và tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC.

Thành công của các năm APEC 2006 và APEC 2017, cùng những đóng góp quan trọng khác của Việt Nam tại Diễn đàn đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế, tranh thủ tối đa các cơ hội, nguồn lực từ hợp tác APEC và các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế khu vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tại Tuần lễ cấp cao lần này, sáng 14/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế San Francisco, Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joe Biden. Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian qua với việc hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao APEC và các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước sẽ cùng các nhà Lãnh đạo APEC thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực, đề ra những định hướng hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác. Việt Nam sẽ cùng các thành viên thúc đẩy tinh thần đối thoại, xây dựng, trách nhiệm, đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng hợp tác, cùng hành động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.

Chủ tịch nước sẽ tham dự và phát biểu và có nhiều cuộc làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của hơn 2.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại đây, Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay đóng góp, vượt qua những thách thức trong giai đoạn hiện nay và tận dụng được các cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Với Hoa Kỳ, các hoạt động của Chủ tịch nước tại Hội nghị Cấp cao APEC và các hoạt động song phương với Lãnh đạo Cấp cao và các đối tác Hoa Kỳ, nhất là tại bang California, sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trên tinh thần Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ vừa qua, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối các địa phương.

Thành lập năm 1989, APEC hiện có 21 nền kinh tế thành viên. Với sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản..., cùng chín thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và nhiều nền kinh tế phát triển năng động khác, APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. Hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc, APEC đề cao hợp tác tập trung ba trụ cột chính, gồm tự do hóa thương mại và đầu tư; thuận lợi hóa kinh doanh; hợp tác kinh tế - kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững.
DanQuyen.com (Theo congluan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia và Malaysia kêu gọi ngừng bắn tại Gaza (16-11-2023)
    Campuchia gửi thông điệp đề nghị các đối tác ngừng can thiệp nội bộ nước này (15-11-2023)
    Tưởng nhớ anh Trần Gia Phước, bào đệ Giáo sư Trần Gia Phụng (15-11-2023)
    Giao tranh ở Myanmar lan rộng, hàng nghìn người lánh nạn sang Ấn Độ (13-11-2023)
    Sập đường hầm ở Ấn Độ khiến ít nhất 40 công nhân mắc kẹt (12-11-2023)
    APEC 2023: 'Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người' (11-11-2023)
    Xung đột giữa Hamas và Israel: Cộng đồng người Việt vẫn an toàn (11-11-2023)
    Xung đột Hamas - Israel: WHO thông báo 20 bệnh viện tại Dải Gaza ngừng hoạt động (10-11-2023)
    Những con số cho thấy Dải Gaza là nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em (08-11-2023)
    WHO: Khoảng 160 nhân viên y tế đã tử vong khi làm nhiệm vụ tại Dải Gaza (07-11-2023)
    Thủ đô New Delhi lưu thông phương tiện theo biển số chẵn, lẻ để hạn chế ô nhiễm (06-11-2023)
    61 người Việt được giải cứu khỏi các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở Myanmar (26-10-2023)
    Thủ tướng Thái Lan kêu gọi toàn bộ lao động nước này sớm rời Israel (23-10-2023)
    Nghi vấn số người thiệt mạng trong vụ tấn công bệnh viện tại Gaza (19-10-2023)
    Hàng loạt sân bay của Pháp phải sơ tán sau khi nhận đe dọa (18-10-2023)
    Bộ Ngoại giao khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Israel (15-10-2023)
    Tuần hành rầm rộ ở nhiều nước ủng hộ người Palestine (13-10-2023)
    Cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Afghanistan khắc phục hậu quả động đất (10-10-2023)
    Xu hướng bỏ hộ chiếu giấy trong thủ tục xuất nhập cảnh (10-10-2023)
    Động đất độ lớn 6,7 tại Papua New Guinea, chưa có báo cáo thương vong (07-10-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152815386.